Trên thực tế, sự sụt giảm Bitcoin lần này có liên quan chặt chẽ đến GBTC (Grayscale Bitcoin Trust). GBTC là quỹ tín thác của Grayscale, sử dụng tiền của nhà đầu tư để mua Bitcoin và sau đó phát hành cổ phiếu.
Những người mua GBTC sẽ được quyền bán ra cổ phiếu sau sáu tháng, gọi là thời điểm mở khóa. Trong quá khứ, các sự kiện mở khóa GBTC thường không có ảnh hưởng quá nhiều đến Bitcoin, thậm chí còn khiến giá của đồng tiền ảo này tăng lên.
Nhưng trong tuần qua, sự kiện mở khóa GBTC lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra với số cổ phiếu tương đương 16.000 Bitcoin được phép giao dịch. Con số này tương đương khoảng 530 triệu USD.
Tất nhiên, thứ được giao dịch ở đây là cổ phiếu, không phải Bitcoin và cũng không có gì đảm bảo tất cả người sở hữu GBTC đều bán ra. Nhưng tâm lý lo sợ bao trùm toàn thị trường đã khiến Bitcoin gần như không thể hồi phục được.
Điều may mắn là trong thời điểm sự lo sợ tăng lên, nhà đầu tư lại đang tích cực mua vào Bitcoin. Theo dữ liệu 30 ngày qua của Glassnode, cá con đã mua vào 31.000 Bitcoin trong khi cá mập bán ra 4.000 Bitcoin.
Tuy nhiên, trong dài hạn, Bitcoin vẫn sẽ đi ngang trong nhiều tháng tới trước khi có thể lập đỉnh trở lại, theo dữ liệu của Ecoinometrics.
![]() |
Tỷ lệ cá con nắm giữ Bitcoin đang ở mức cao nhất trong lịch sử. |
Trong ngắn hạn, Bitcoin liệu có thể thủng đáy và tiến về mốc kháng cự mới 24.000 - 26.000 USD? Đây là một câu hỏi tỷ đô rất khó để đưa ra nhận định chính xác, như ngay cả các chuyên gia phân tích hiện cũng chỉ đang theo dõi sát mọi diễn biến của thị trường và chưa đưa ra được nhận định cụ thể nào dựa trên dữ liệu chuỗi khối (on-chain).
Điều duy nhất mà người ta thấy được một cách rõ ràng lúc này là độ khó đào Bitcoin đã giảm lần thứ tư liên tiếp với tổng công suất đào (hashrate) đang ở ngưỡng thấp kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục chờ đợi các tín hiệu mới của thị trường, ít nhất là cho đến khi các thợ đào Trung Quốc triển khai lại các xưởng đào như cũ ở Mỹ và các nước khác.
Phương Nguyễn
Mới đây, Nassim Nicholas Taleb đã thay đổi lập trường về Bitcoin.
" alt=""/>Bitcoin sắp xuống ngưỡng kháng cự mới?Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT, kế hoạch tiếp tục tổ chức giải thưởng AICTA 2021 đã được các nước ASEAN đã thông qua. Giải thưởng AICTA năm nay nhằm tìm kiếm và vinh danh các sáng kiến ứng dụng CNTT có tính áp dụng trong cuộc sống thực tiễn; định hướng, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của CNTT; đồng thời ghi nhận vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế tại các nước ASEAN.
Trong thông báo phát động giải thưởng AICTA 2021, Bộ TT&TT cho biết, AICTA 2021 tiếp tục có 6 hạng mục giải thưởng, bao gồm: Khu vực nhà nước; Khu vực tư nhân; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Nội dung số; Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup); Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Mỗi hạng mục sẽ lựa chọn ra 3 sản phẩm xuất sắc nhất để trao các giải Vàng, Bạc và Đồng. Ban giám khảo giải thưởng AICTA 2021 là 10 đại diện Lãnh đạo cấp Cục thuộc các Bộ phụ trách ICT của 10 quốc gia ASEAN và 3 Giám khảo chuyên gia đến từ các quốc gia đối thoại với ASEAN như Nhật Bản, Hoa Kỳ...
![]() |
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia có thể xem thông tin chi tiết và Quy chế giải thưởng AICTA 2021 tại trang web https://aseanictaward.org.mm/ |
Ban tổ chức giải thưởng sẽ nhận hồ sơ tham dự giải bắt đầu từ ngày 1/8 đến 10/9. Hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng AICTA 2021 gồm có 1 video clip thuyết minh sản phẩm đề cử (dài khoảng 2 đến 5 phút, định dạng MP4) và các tài liệu giới thiệu sản phẩm liên quan.
Toàn bộ hồ sơ đăng ký phải được thực hiện bằng tiếng Anh và gửi Ban tổ chức trong nước xét tuyển và đề cử vào vòng khu vực. Hạn cuối để gửi hồ sơ đăng ký tham gia về Ban tổ chức AICTA Việt Nam 2021 là trước ngày 10/9.
Theo kế hoạch, sau khi được Ban tổ chức trong nước chọn lọc và gửi đề cử tham gia AICTA 2021, sẽ diễn ra 2 vòng đánh giá cấp khu vực: Vòng Sơ khảo – chấm online trên hồ sơ dự tuyển; Vòng Chung khảo - Thuyết trình, bảo vệ online trước Ban giám khảo.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, lễ trao giải thưởng AICTA 2021 sẽ được tổ chức online trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 2 tại Myanmar dự kiến vào tháng 12/2021.
Trong các lần tham gia giải thưởng AICTA từ năm 2012 đến nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao, trong đó có 5 giải Vàng với các sản phẩm: FPT.eHospital của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT đạt giải Vàng hạng mục khu vực nhà nước năm 2012; giải pháp Chính phủ điện tử Đà Nẵng do Sở TT&TT Đà Nẵng xây dựng và website Tienganh123 của Công ty BeOnline cùng giành được giải Vàng năm 2015; phần mềm Monkey Junior của Công ty Early Start đạt Giải Vàng tại hạng mục doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2016; mạng xã hội học tập trực tuyến của ViettelStudy giành giải Vàng hạng mục Trách nhiệm xã hội năm 2019. |
Vân Anh
" alt=""/>Giải thưởng CNTT